Đến với Sầm Sơn, du khách không chỉ được đắm mình trước vẻ đẹp của bãi biển trong xanh, hiền hòa và đầy thơ mộng mà dễ dàng cuốn hút bởi nơi đây có những lễ hội truyền thống mang đậm nét đặc trưng văn hóa tinh thần của cư dân miền biển xứ Thanh.
Mở đầu lễ hội và cũng là mở đầu cho một mùa du lịch của thị xã là lễ hội truyền thống Cầu phúc đền Độc Cước, với phong tục cầu Thánh-Thần-Trời-Đất phù hộ cho quốc thịnh dân an, cầu cho nhân dân gặp nhiều thuận lợi trong lao động sản xuất, may mắn, bình yên trong cuộc sống. Ai đã từng tham gia hơn một lần lễ hội này, chắc hẳn còn nhớ, bắt đầu với nghi lễ rước kiệu của 8 đoàn: kiệu làng Núi, kiệu làng Triều, kiệu Bà Triều, kiệu Đề Lĩnh, kiệu chùa Lương Trung, kiệu làng Cá Lập, kiệu làng Hới, kiệu làng Lộc Trung đến từ 8 phường, xã của thị xã tour du lịch Sầm Sơn.
Đoàn rước kiệu diễu hành qua các con đường, tuyến phố trong thị xã với sự tham gia của đông đảo nhân dân địa phương rồi tập trung về sân đền Độc Cước. Tại đây diễn ra lễ cầu phúc, lễ tế tôn ty – là những bài tế truyền thống đầy uy nghiêm, trang trọng biểu hiện tấm lòng thành kính đối với bậc tiền nhân, đồng thời thể hiện ước mong của người dân Sầm Sơn trong năm mới.
Sau đó, phần hội sẽ tiếp nối với các hoạt động thể dục – thể thao, vui chơi giải trí như: thi vật dân tộc, đánh cờ người, hát múa dân gian… Trong giây phút linh thiêng ấy, chúng ta bồi hồi tưởng nhớ đến công lao của vị thần Độc Cước – vị thần một chân, đã tự xẻ đôi thân mình, một nửa ra khơi dẹp loài thủy quái, một nửa đứng trên hòn Cổ Giải, núi Trường Lệ ngày đêm canh giữ, bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân chài. Vì thế, Thần Độc Cước được các triều đại ban sắc phong “Thượng đẳng Phúc Thần”, được nhân dân bốn mùa cúng tế.
Di tích đền Độc Cước đã được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1962 và đưa vào danh mục những di sản cần được bảo vệ và giữ nguyên hiện trạng. Cùng với đền Cô Tiên, núi Trường Lệ, Hòn Trống Mái… đền Độc Cước trở thành một địa điểm du lịch, văn hóa nổi tiếng. Du khách đi lễ hội đầu năm thường đặc biệt quan tâm đến 3 nơi: Cửa Đạt – Phủ Na – Sầm Sơn, hay còn gọi là lên rừng, xuống biển. Theo quan niệm của người dân thì ở đây có đủ đặc trưng của cả 3 vùng tỉnh Thanh: vùng núi, vùng trung du và đồng bằng, điều quan trọng nữa là ý nguyện đã đến được với Cha, với Mẹ: “Mẹ Phủ Na, cha Độc Cước”. Nếu như lễ hội Cầu phúc được coi là mở đầu cho bức tranh sinh hoạt đời sống của người dân Sầm Sơn, thì đến lễ hội cầu ngư – bơi chải lại mang một sắc thái khác, lúc này ngư dân có những chuyến ra khơi, vào lộng, vì thế lễ hội là để mọi người cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, thuyền bè đi về đầy ắp cá, tôm… Theo lịch sử của làng, cách đây hơn 700 năm (thế kỷ XIII), tại Cửa Hới, dưới sự lãnh đạo của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, Kim Cương Tướng quân chỉ huy nhân dân địa phương tổ chức nhiều trận huyết chiến với quân Nguyên – Mông xâm lược lần thứ 2. Quân giặc bị tổn thất nặng nề, triều đình và vua tôi nhà Trần trong thời gian rút quân vào khu du lịch nghỉ mát Sầm Sơn Thanh Hóa được bảo vệ an toàn. Từ đó, Kim Cương Tướng quân được nhân dân thờ phụng và lễ hội cầu ngư – bơi chải cũng vì thế được tổ chức hàng năm.
Đến giữa năm, lại có lễ tạ ơn, đó là lễ hội bánh chưng – bánh dày. Tưởng nhớ công ơn của Thần Độc Cước và cảm tạ Người đã ban cho dân làng một mùa màng bội thu, nhân dân đã cúng tế lễ vật dâng lên thần những chiếc bánh chưng, bánh dày – thứ sản vật do thành quả lao động của bàn tay con người làm ra, tượng trưng cho khí linh của trời, đất..